Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn để hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh bình thường mới
4.5
252
Lượt xem
Đã bán
Chọn sản phẩm
1 Tháng
  • 1 Tháng
  • 3 Tháng
  • 6 Tháng
  • Vĩnh viễn
40.000₫
Thành tiền 40.000₫
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân
Người dịch:
Năm XB:
2022
Loại sách:
Ebook;
Khổ sách:
19 x 27 cm
Số trang:
466
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
978-604-330-261-5
Mã ISBN Điện tử:
978-604-330-261-5

Những năm qua, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa đã và đang khẳng định vai trò là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế của các địa phương. Sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã góp phần tạo việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động, bảo đảm an sinh xã hội, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

Theo Tổng cục Thống kê, Việt Nam hiện có hơn 1,7 triệu doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, và bởi vì quy mô nhỏ, năng lực tài chính có phần hạn chế nên hoạt động của nhóm các doanh nghiệp này đang gặp nhiều khó khăn như: khả năng tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư vào máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại; khó khăn trong việc thu hút lao động có trình độ tay nghề cao; doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm quản trị; khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ còn nhiều hạn chế,... Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, đóng góp tới 45% vào GDP và 31% vào tổng số nguồn thu ngân sách. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 và các xung đột chính trị tại châu Âu đã có những ảnh hưởng đáng kể đến thị trường các yếu tố đầu vào, đến chi phí duy trì hoạt động, khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu vốn hoạt động đã phải tạm ngừng hoạt động, thậm chí là giải thể, phá sản. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến vấn đề việc làm và an sinh xã hội của Việt Nam.
Mặt khác, số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong quý I năm 2022, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 35,7 nghìn doanh nghiệp; 11,3 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; hơn 4,3 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Điều này cho thấy sức chống chịu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất hạn chế. Do đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất cần sự trợ giúp của Chính phủ, các cấp, các ngành và các địa phương để nhanh chóng trở lại trạng thái “bình thường mới”. Các chính sách trợ giúp không chỉ là hỗ trợ vay vốn, gia hạn nộp thuế, giảm thuế, giảm lãi suất, mà còn phải bao gồm đồng bộ các chính sách vĩ mô khác, trong đó có cả các chính sách để thu hút đầu tư mới, phát triển thị trường vốn, đổi mới các chính sách về thuế, phí, lệ phí,... để góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn, hồi phục và phát triển.
Thời gian vừa qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa như Nghị định số 34/2018/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nghị định số 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, Nghị định số 39/2019/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa,… Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ như ban hành Quyết định số 2416/QĐ-NHNN về quy định mức trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, Thông tư số 14/2021/TT-NHNN về mở rộng đối tượng và thời gian cơ cấu lại nợ,… nhằm hỗ trợ các DNNVV chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19. Có thể thấy, các chính sách này đều tập trung vào việc tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Do những vấn đề cấp thiết đặt ra như đã nêu ở trên, Trường Đại học Thủ Dầu Một tiến hành tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn để hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh bình thường mới” nhằm tạo diễn đàn để các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu của các trường đại học, các viện nghiên cứu, các cơ quan, doanh nghiệp cùng nhau bàn luận, trình bày những kết quả nghiên cứu, chia sẻ và học hỏi lẫn nhau, để cùng nhau đưa ra các định hướng nhằm góp phần trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao khả năng tiếp cận vốn, giải quyết vướng mắc, khó khăn giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh trong bối cảnh bình thường mới. Với tinh thần đó, Hội thảo lần này đã nhận được hơn 60 bài tham luận của các nhà khoa học từ các trường đại học, các viện nghiên cứu, các nhà quản lý trong cả nước. Ban tổ chức đã phản biện, thẩm định nội dung và chọn lọc 37 bài viết chất lượng để biên soạn thành bộ Kỷ yếu Hội thảo khoa học. Đây là bộ tài liệu chuyên khảo với các bài nghiên cứu chuyên sâu về các chủ đề nghiên cứu:

Phần 1: Vốn và khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn bình thường mới (giai đoạn hậu Covid-19);

Phần 2: Thu hút đầu tư, cấu trúc sở hữu vốn và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với

các doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Phần 3: Chuyển đổi số và các vấn đề khác liên quan đến công tác quản trị trong các doanh

nghiệp nhỏ và vừa. Ban tổ chức Hội thảo hy vọng rằng bộ tài liệu chuyên khảo Kỷ yếu Hội thảo khoa học lần này sẽ là nguồn tư liệu phong phú và hữu ích để các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp, các học viên cao học và sinh viên của các trường đại học, các viện nghiên cứu tham khảo, sử dụng để phục vụ trong việc ban hành các chính sách, các quyết định quản trị, các nghiên cứu tương lai, vì sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, và vì sự phát triền phồn vinh của nền kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam.

Bình Dương, tháng 06 năm 2022

BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO

Bình luận

0/1500